Cách viết CV tiếng Nhật (phần 2)

Xin chào, mình là Phương Linh – nhân viên của công ty JTS Vietnam. Ở phần 1, chúng ta đã cùng tìm hiểu về cách viết các mục thông tin cá nhân cơ bản, mục học vấn, kinh nghiệm làm việc và bằng cấp/chứng chỉ. Ở phần 2 này, hãy cùng mình tìm hiểu quy tắc viết các mục còn lại nhé.

1. Những thông tin khác (thời gian di chuyển, ga gần nhất, số người phụ thuộc, người hôn phối, nghĩa vụ nuôi dưỡng vợ (hoặc chồng)..)

1.1 Thời gian di chuyển

  • Nếu bạn có nhiều tuyến đường để đi đến công ty, hãy chọn con đường ngắn nhất.
  • Ở mục này, các bạn hãy ghi thời gian chính xác vì công ty sẽ cung cấp cho bạn phí đi lại dựa vào thời gian mà bạn ghi trong CV.
  • Bạn nên ghi thời gian làm tròn đến đơn vị 5 phút.
    Ví dụ: 17’ -> 20’; 23’ -> 25’
  • Trong trường hợp thời gian di chuyển của các bạn chưa đầy 1 tiếng thì chúng ta nên ghi là “ 0時間 ….分”, không nên bỏ trống phần giờ để tránh việc nhà tuyển dụng nghĩ bạn quên không điền phần đó.

1.2 Ga tàu gần nhất

  • Nếu có hai hoặc nhiều ga gần bạn , hãy ghi lại ga mà bạn thường xuyên lui tới.
  • Kể cả khi bạn không sử dụng tàu điện, hãy ghi ga tàu gần nhà bạn nhất và tránh việc để trống không điền gì. Sau đó, khi bạn đi phỏng vấn, hãy trình bày cụ thể về phương tiện bạn sử dụng để đi đến công ty.

1.3 Số người phụ thuộc phải nuôi dưỡng

  • Mục đích của mục này là có những trường hợp công ty muốn xác nhận về việc cung cấp nhà ở cho nhân viên hay những khoản tiền trợ cấp khác như trợ cấp nhà ở, trợ cấp gia đình hay không.
  • Một lưu ý nhỏ cho các bạn để các bạn ghi mục này chính xác hơn: Ghi số lượng người không bao gồm vợ / chồng của bạn và cũng không bao gồm bản thân bạn.
  • Đừng quên điền “0” nếu bạn không có người phụ thuộc cần phải nuôi dưỡng.

1.4 Người hôn phối (Vợ/Chồng)

  • Nếu bạn là người đã lập gia đình, khoanh tròn chữ “有”, nếu chưa lập gia đình hay bạn đang độc thân hoặc đã ly hôn, khoanh tròn chữ “無”
  • Nếu vợ / chồng của bạn là người phụ thuộc, hãy khoanh tròn chữ “有”, trong trường hợp vợ / chồng của bạn có thu nhập hàng năm từ 1,3 triệu Yên trở lên, hoặc 1,06 triệu Yên trở lên và có bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc, khoanh tròn chữ “無”.

2. Sở thích, kĩ năng đặc biệt

  • Đối với những sở thích và thành tích, hãy ưu tiên những điều liên quan đến ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn đang ứng tuyển. Tuy nhiên, không có vấn đề gì ngay cả khi bạn có sở thích hoặc kỹ năng đặc biệt không liên quan đến công việc.
  • Tránh viết “Không có sở thích, kĩ năng gì đặc biệt” hoặc để trống mục này nhé.

Ví dụ: khi ứng tuyển vào vị trí kế toán

3. Lí do ứng tuyển

Ở mục này, bạn cần trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng “Tại sao bạn muốn vào công ty chúng tôi”. Để làm được điều này, bạn cũng cần nắm bắt được những thông tin cơ bản của công ty. Sau đó, dựa trên nội dung công việc bạn đang ứng tuyển, hãy suy nghĩ về các câu hỏi “Những công việc mà bạn có thể làm” và “công việc bạn muốn thử sức sau khi vào công ty” để đưa ra câu trả lời thích hợp.
Hãy lưu ý những tips sau đây:
 Nêu thế mạnh của bạn đáp ứng tiêu chí tuyển nhân sự của công ty.
 Hãy trình bày mục tiêu sự nghiệp của bạn.
 Hãy cho thấy bạn là người phù hợp với văn hóa làm việc của doanh nghiệp.

Ví dụ: Nếu bạn là người có kinh nghiệm, hãy trình bày cụ thể bằng những kết quả, thành công đã đạt được ở những công việc trước.

Ví dụ: Nếu bạn là sinh viên mới ra trường hay chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể trình bày về kĩ năng mà bạn đang có và sự yêu thích của bạn với công việc ứng tuyển.

4. Nguyện vọng của bản thân

  • Bạn hãy ghi mục này một cách ngắn gọn nếu bạn có những hoàn cảnh, lí do khó khăn, chẳng hạn như về giờ làm việc và địa điểm làm việc của công ty.
  • Về cơ bản, bạn hãy ghi “Tôi sẽ tuân theo quy định của công ty” nếu bạn không có lí do đặc biệt cần được giải trình với công ty. Ở vòng phỏng vấn, bạn sẽ có cơ hội trình bày về nguyện vọng của bản thân nên không cần quá dài dòng ở mục này, dễ gây mất điểm với nhà tuyển dụng.

Ví dụ:
 Khi bạn cần thay đổi nơi làm việc khác với chi nhánh ghi trong tin tuyển dụng, bạn có thể ghi: “Tôi muốn làm việc ở chi nhánh vùng Kantou để chăm sóc mẹ tôi”
 Khi bạn cần thay đổi giờ làm việc: “Tôi muốn đi làm từ 9h đến 17h để đón con ở nhà trẻ”

5. Người bảo hộ (chỉ ghi mục này nếu người viết CV là người chưa thành niên)

  • Nếu bạn là trẻ vị thành niên, đừng tự điền vào phần người bảo hộ trong CV của mình. Mục này phải do người bảo hộ điền. Hãy lưu ý rằng cần viết chính xác, đầy đủ, không viết tắt.
  • Khi viết mục bảo hộ, bạn đừng bỏ sót hay để trống nội dung. Người viết nên ghi đầy đủ địa chỉ, không nên chỉ ghi “同士”.

6. Kết luận

Vậy là chúng ta đã kết thúc bài viết “Cách ghi CV tiếng Nhật”. Hi vọng những hướng dẫn, lưu ý của mình có thể giúp các bạn viết CV thành công, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Sắp tới, mình sẽ tiếp tục chuỗi series “Những điều cần biết để ứng tuyển vào công ty Nhật Bản”, rất mong các bạn tiếp tục đón đọc và ủng hộ mình nhé.


<<関連記事>>
~Cách viết CV Tiếng Nhật (Phần 1)~
https://jtsvn.com/2022/05/16/cach-viet-cv-tieng-nhat-1/

<<JTS VIETNAM Facebookページ>>
https://www.facebook.com/JTS-Vietnam-Company-Limited-101711221706411/

<<JTS VIETNAM Youtube チャンネル>>
https://www.youtube.com/channel/UC4z4OTTxF_dOeHxI-u2Xrhw

Cách viết CV tiếng Nhật (phần 2)” に対して1件のコメントがあります。

コメントは受け付けていません。