Những lý do trượt phỏng vấn
Xin chào mọi người, mình là Linh – nhân viên của công ty JTS Việt Nam. Trước buổi phỏng vấn, chắc chắn có không ít bạn lo lắng rằng nếu trượt thì phải làm sao. Trên thực tế, thất bại khi đi phỏng vấn là điều khó tránh khỏi. Các bạn cũng đừng nên quá thất vọng, chán nản hay tiêu cực mà hãy tìm hiểu, phân tích lý do thất bại, từ đó lên kế hoạch chuẩn bị cho những buổi phỏng vấn kế tiếp. Sau đây, mình sẽ giới thiệu đến các bạn vài lỗi thông dụng mà nhiều người hay mắc phải trong buổi phỏng vấn nhé.
目次
1. Căng thẳng quá mức
Có những người do quá căng thẳng mà không thể hoạt động hay nói chuyện bình thường được. Điều này khiến bạn căng thẳng và đầu óc trở nên trống rỗng, không biết nói gì hay chân tay run lẩy bẩy, không biết ứng xử sao cho phù hợp. Khi đó, chúng ta không nên chỉ im lặng. Với những người dễ xảy ra trình trạng căng thẳng, mất bình tĩnh, các bạn nên đến địa điểm phỏng vấn sớm và cho bản thân thời gian để bình ổn tinh thần cũng như làm quen với không khí ở đó. Ngoài ra, các bạn cũng có thể luyện tập bằng cách tự tạo buổi phỏng vấn giả định để làm quen với môi trường phỏng vấn.
2. Đến muộn hoặc không đến mà không có lý do
Để tránh ngủ quên hoặc thức dậy với tinh thần không thoải mái, các bạn nên đi ngủ sớm vào ngày hôm trước và không nên lo lắng, bồn chồn quá dễ dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra, các bạn nên kiểm tra đồng hồ báo thức để chắc chắn rằng có thể thức dậy đúng giờ. Dự kiến thời gian di chuyển có thể chậm trễ do tắc đường, tai nạn ngoài ý muốn xảy ra,…. cũng là điều cần thiết. Trong trường hợp không mong muốn, bạn biết rằng mình không thể đến buổi phỏng vấn đúng hẹn, hãy thông báo sớm cho nhà tuyển dụng.
3. Thiếu sự chuẩn bị
- Những câu hỏi về thông tin của công ty hay công việc mà bạn đang ứng tuyển hoặc những câu hỏi về lí do ứng tuyển vào công ty là những câu hỏi rất quan trọng. Thông qua những câu hỏi đó, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra tính cách cũng như động lực làm việc của nhân viên để xem có phù hợp với tiêu chí nhân sự mà họ đang tìm kiếm hay không. Việc bạn không thể trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra thể hiện rằng bạn là người bị động, không chuẩn bị trước buổi phỏng vấn và không có đủ mong muốn làm việc.
- Hơn nữa, việc không luyện tập những kĩ năng phỏng vấn cơ bản cũng là nguyên nhân khiến bạn không thể nghe hiểu câu hỏi của đối phương. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, đừng ngần ngại mà hãy yêu cầu nhà tuyển dụng nhắc lại câu hỏi một lần nữa và kiên nhẫn lắng nghe, cố gắng hiểu ý định của người phỏng vấn. Một bí quyết để phòng ngừa điều này đó là lên kế hoạch trước cho các câu trả lời của câu hỏi hay xuất hiện trong buổi phỏng vấn, chẳng hạn như câu hỏi về lí do bạn ứng tuyển hoặc các câu hỏi kiểm tra hiểu biết về công ty.
- Về cơ bản, người phỏng vấn đánh giá ứng viên dựa trên nội dung câu trả lời của bạn nhưng cũng sẽ kiểm tra những tiểu tiết hay những quy tắc ứng xử mà bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn. Đây cũng là điều mà nhiều người không để ý, đặc biệt là các sinh viên mới ra trường hoặc chuẩn bị tốt nghiệp. Có rất nhiều sinh viên hiện nay thất bại hoặc gặp khó khăn trong công việc, không thể hòa nhập với môi trường làm việc vì những quy tắc ứng xử cơ bản không chỉ các buổi phỏng vấn mà còn sau khi gia nhập công ty. Đây không phải là những điều có thể dễ dàng học được trong chốc lát mà phải xây dựng, rèn luyện trong một thời gian dài. Một số lỗi cơ bản về cách ứng xử cũng như diện mạo khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng:
- Trang phục, đầu tóc lôi thôi, luộm thuộm
- Người đầy mùi thuốc lá hoặc mùi nước hoa quá nồng
- Xuất hiện với diện mạo thiếu năng lượng, không nhiệt tình hào hứng
- Quên không tắt chuông điện thoại
4. Nói xấu sếp, đồng nghiệp, công ty cũ
Không một nhà tuyển dụng nào thích ứng viên đưa ra những lời nhận xét tiêu cực, phàn nàn hoặc nói xấu về sếp hoặc công ty cũ vì bất kì lí do gì. Bạn sẽ bị đánh giá là người thiếu chuyên nghiệp và không thể chịu được áp lực. Khi trở thành nhân viên, khả năng làm việc dưới áp lực và xử lý áp lực là yêu cầu cơ bản đối với mọi ngành nghề. Mặc dù bạn không thích nhưng nó là một phần tất yếu trong công việc hàng ngày mà bạn không thể tránh khỏi.
5. Kết luận
Gặp thất bại khi đi phỏng vấn là việc chắc hẳn ai cũng gặp phải đôi lần, nhưng bạn có khả năng hạn chế những thất bại đó bằng việc chuẩn bị chuyên môn và những kĩ năng phỏng vấn cơ bản. Trong trường hợp không may bạn mắc phải sai lầm, điều quan trọng là phải phân tích nguyên nhân của thất bại đó và thay đổi để không lặp lại sai lầm tương tự. Chúc các bạn có buổi phỏng vấn thành công !
<<関連記事>>
~Cách viết Email cảm ơn sau buổi phỏng vấn~
https://jtsvn.com/2022/06/03/cach-viet-email-cam-on-sau-buoi-phong-van/
<<JTS VIETNAM Facebookページ>>
https://www.facebook.com/JTS-Vietnam-Company-Limited-101711221706411/
<<JTS VIETNAM Youtube チャンネル>>
https://www.youtube.com/channel/UC4z4OTTxF_dOeHxI-u2Xrhw
“Những lý do trượt phỏng vấn” に対して1件のコメントがあります。
コメントは受け付けていません。